RM Facebook là gì ?
Công cụ Rights Manager (viết tắt là RM) là 1 công cụ quét bản quyền tự động của Facebook, Nó là một tính năng của Page – Khi Page nào được cấp tính năng này thì có thể bảo vệ bản quyền video và âm thanh đi kèm thuộc sở hữu của Page đó ,và có thể theo dõi cũng như bắt buộc gỡ những video khác có sự trùng khớp nội dung trên Facebook.
Đang xem: Rm facebook là gì ?cách reg rm tỉ lệ thành công cao
RM hoạt động như thế nào ?
Khi một người dùng tải bất kì một đoạn video nào lên FB, hệ thống RM sẽ phân tích nhằm xác định video này có âm thanhhoặc hình ảnh tương tự như những gì được lưu trữ trong file tham chiếu của RM. Nếu có sự trùng khớp , video này sẽ được RMthông báo đến người quản lý để thực hiện bắt buộc gỡ video vi phạm.
Vậy RM có vai trò như thế nào đổi với những người kinh doanh online tại thời điểm này ?
Hiện tại chúng ta có thể thấy bán hàng qua livestream FB như là một mỏ vàng , người người – nhà đều bán hàng livestream bán hàng. Nhưng không phải ai live bán hàng cũng có người mua, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : chất lượng sản phẩm , giá cả , nhu cầu thị trường … và một yếu tố quan trọng không kém đó chính là mẫu live nói chuyện có duyên hay không. Nội dung video livestream có tốt không.
Chính vì đó , khi một video livestream bán được hàng , ngay sau đó xảy ra hiện tượng ăn cắp video sau đó dùng phần mềm gostream để phát lại – nhằm đánh lừa người mua hàng . Mục đích là để bán hàng , hoặc mục đích xấu là lừa đảo , bán hàng kém chất lượng.Điều này khiến những shop bán hàng chân chính rất đau đầu để giải quyết vấn đề.
Facebook đã đưa ra công cụ RM – Right Manager để một phần giải quyết vấn đề đó. Nó sẽ giúp những người chủ video có thể ngăn chặn tình trạng re-up của những người dùng có ý đồ xấu.
Nhưng hiện tại ở VN – RM là tính năng mới được Facebook đưa ra thử nghiệm , nên FB đang rất hạn chế cấp tính năng này cho Fan
Page ở Việt Nam. Một số cá nhân và tổ chức ở Việt Nam được cấp RM sau đó giao bán . Giá bán đang giao động khoảng 200 triệu đối với RM cá nhân, còn RM Doanh nghiệp thì có giá từ 1 tỷ – 1t.5 tỷ . Một con số khá khủng.
Vậy làm cách nào để đăng kí được công cụ RM với tỉ lệ thành công cao ?
Đầu tiên các bạn vào link để đăng kí
https://www.facebook.com/rights_manager/apply
đăng kí rm
sau đó tiền đầy đủ thông tin và gửi đi
TUT đăng kí RM tỉ lệ thành công cao
Lấy page cũ càng cũ càng tốt. Chưa reup càng tốt. Quay vài video conten up lên chạy view ads tầm vài trăm k. Sau tầm 10 ngày lấy maill domain, các domain chất như vtc vtv hay vng là chất nhất, không thì domain của các mà đăng ký. Nên đổi IP về các nước được duyệt kiếm tiền. Lưu ý chỉ dành cho những kênh chưa bật kiếm tiền.
Xem thêm: Sinh ngày 13/11 là cung gì, giải mã vận mệnh, tình yêu, sự nghiệp
Nếu bạn gửi đăng kí mà không được FB cấp RM – thì bạn có thể tìm những đơn vị uy tín để thuê. Tiêu biểu như dịch vụ cho thuê RM – làm bản quyền video tại singo.vn
Rights Manager là một trong số vài công cụ quản lý nội dung giúp chủ sở hữu bản quyền bảo vệ và quản lý các quyền đối với video và âm thanh đi kèm trên Facebook, tương tự như Content ID trên Youtube.
Gần 70%/1000 video phổ biến trên Facebook từ “Freebooting”
Facebook đang không ngừng mở rộng các nội dung và tính năng đến cộng đồng “đa quốc tịch” của mình. Trong đó, việc đẩy mạnh phát triển nền tảng video nhằm “cạnh tranh” với ông trùm video Youtube đang là chủ đề nóng hiện nay. Trong năm 2016, Facebook họ cũng đã tuyên bố người dùng bỏ ra 100 triệu giờ xem video với khoảng 4 tỷ lượt xem video mỗi ngày. Theo thống kê có khoảng 70% trong số video được xem là được tải trực tiếp lên Facebook thay vì được chia sẻ từ các trang web khác.
Cuối tháng 02/2017, Facebook chính thức áp dụng vị trí quảng cáo trong luồng video của các Publisher lớn, mở đường cho một xu hướng Video Content dự báo sẽ phát triển mạnh trong năm nay, cũng như các Publisher sẽ tham gia vào một network kiếm tiền mới từ nền tảng Facebook. Điều này cũng đồng nghĩa, Facebook sẽ mạnh tay hơn với các nội dung video có bản quyền nhằm tạo một sân chơi công bằng hơn.
https://ttmn.mobi/wp-content/uploads/Quang-cao-chen-giua-post.mp4
Có thể nói, việc các video vi phạm bản quyền trên Facebook hiện nay không phải là ít. Các thủ thuật lách nội dung bằng cách tải video từ trên Youtube về và đăng tải lại trên Facebook đang rất phổ biến. Trong số liệu do do Tubular Labs khảo sát hồi Quí I năm 2015 cho biết, cứ 1.000 video phổ biến trên Facebook thì có khoảng hơn 70% là những video được “đánh cắp” và đăng tải lại, hay được gọi với thuật ngữ “Freebooting”, con số này hiện nay cũng không có sự gia giảm bao nhiêu. Sự lỏng lẻo này đang khiến nhiều Publisher chân chính phàn nàn với anh Mark nhà ta. Trong khi với Youtube, các Publisher họ luôn cảm thấy an tâm bởi sự khắt khe về bản quyền thông qua công cụ kiểm soát Content Owner hay còn gọi là Content ID.
Rights Manager, trình quản lý bản quyền của Facebook
Trong 2 năm trở lại đây, Facebook đã mạnh tay hơn với vấn đề bảo vệ bản quyền nội dung kỹ thuật số. Kể từ năm 2015, khi người dùng tải lên một video, nếu video đó có chứa hình ảnh hoặc/và âm nhạc được Chủ sở hữu nội dung đăng ký bản quyền với Facebook, lập tức video đó sẽ bị tạm xóa và người dùng cần phải xác minh đủ quyền để đăng tải video của mình. Song, việc kháng nghị cũng rất đơn giản và nhanh chóng bằng việc điền đủ thông tin vào mẫu kháng nghị được đính kèm trong thông báo bản quyền.
Tóm lại, Facebook đang khẩn trương và cố gắng hoàn thiện công cụ quản lý nội dung bản quyền video Rights Manager, trong bối cảnh mạng xã hội này không ngừng hiện thực hóa tham vọng tấn công vào nền tảng video, tạo dựng một kênh kiếm tiền mới cho các Publisher, vốn là thị trường “độc tôn” của Youtube kể từ năm 2006 sau khi được Google mua lại với giá 1.65 tỷ đô la.
Xem thêm: Những Thông Tin Cơ Bản Về Poster Quảng Cáo, Poster Quảng Cáo
Như vậy, nếu bạn đang muốn phát triển thương hiệu, sản phẩm của mình trên Facebook, hãy chú ý đến vấn đề bản quyền nội dung. Theo những gì đang diễn ra, Facebook đang mạnh tay xử lý các Trang đang có dấu hiệu vi phạm bản quyền nội dung video, kể cả những Trang có lượt theo dõi và tương tác cao từ mạng xã hội này.